Xu thời


Kình Văn : Cứ để FA chém giết cho đã đi, dù hắn đang đụng bị bông, nhưng tôi thấy, cứ nên cho hắn xả hết con mèo đen ra. Dù gì, hắn cũng đang gánh áp lực việc gia đình, cũng nên có giải tỏa. Vả lại, giờ hắn vẫn khá hơn trước, xưa hắn chả dám gây với ai, ăn nói toàn xuề xòa qua loa.

Triều Dương : Bây giờ Hán Nôm với hắn đâu còn quan trọng ? Ngay cả tôi hỏi hắn mấy câu quá đỗi bình thường với dân Hán-Nôm mà hắn cũng đại khái. Tựu trung là do hắn chẳng chuyên tâm vào công tác, chuyển sang ngành Nhân học. Nhưng chí ít đám Mĩ Con hải ngoại cơ hội nhiều hơn hắn lại éo thành công bằng hắn. Dnyal Nguyễn aka Nguyễn Thụy Đan aka Obama bin Ladan toàn giao du với mấy thể loại hủ nho tự kỉ, có mấy thằng toàn dân Công giáo đéo học Latin bày đặt đú bẩn Văn ngôn với Đường thi.

Kình Văn : Sau cơn bão thanh trừng tới, chắc chẳng còn mấy người. 🐶

Triều Dương : Quá hủ lậu với những kẻ đầy đủ điều kiện còn gì ?

Kình Văn : Thì khi ông có cơ hội mà không dùng được, sẽ có kẻ khác giật mất thôi.

Triều Dương : Cũng như gã Cơ Đốc đồ đi quan tâm Hegel với Jean-Paul Sartre đó. Nên thành ra chúng nó giáo điều đấy ! Trích dẫn Thánh Kinh ra rả nhưng lại đéo hiểu La Mã. Khác gì báng bổ Thiên Chúa, Chúa đâu nói phải trích lời ta đâu ?

Đời chỉ ném cho ông hạt đậu thôi, chả ăn thì nhịn, chứ nó không cho hơn. Ít ra, dù muộn, nhưng FA đã trưởng thành hơn trước là hắn dám nói, chứ không nghĩ mà nói như shiệt nữa.

Triều Dương : FA vẫn là hòn ngọc, dù đã ám muội. Đến gã lưu manh Đức Tặc thế mà còn không chịu nổi Đan. Sức của đám Mĩ Con chỉ thế thôi ! Cái nhục của chúng nó là làm nô lệ cho Mĩ mà không biết thân phận mà phấn đấu, chứ tôi với ông đường đường công dân Annam cần gì Mĩ chỉ đường vẽ lối ? Điều kiện quá đầy đủ mà toàn mất công vào những thứ vô nghĩa. Tên Thế Hải thì đã ngộ ra rồi.

Kình Văn : Quyền công dân có cái lợi, dù ông là dân nước cứt nhất thì ông vẫn được tôn trọng. Vì pháp luật phải thừa nhận ông là người, chứ đéo phải hạng đi ăn xin.

Triều Dương : Ngay cả ông vật vã thế nhưng có ai tước đoạt nhân phẩm của ông đâu ? Ngẫm lại tôi mới thấy giá trị của từng đấy năm. Đơn cử là gặp rất nhiều cá nhân hải ngoại thành công về sự nghiệp, gia sản, địa vị, kể cả có làm MC bán vui cho đám chống cộng thì vẫn dư giả. Ông được quyền trụy lạc ở Nam Cali và quận Cam mà. Giá trị tự thân và bản lĩnh quá kém nên mới phải bám vào. Nào là dân chủ, nhân quyền, nào là Hán văn, nào là Nhật-Hàn… Bi kịch của những kẻ xu thời !

Categories: ☺☺ Thời đàm | Bình luận về bài viết này

Đối thoại Darwin


Triều Dương : Nhật thì chỉ có cái vỏ Tây, gốc của nó thì Trung Hoa chẳng ra Trung Hoa. Dm, giờ tôi nghi hoặc cái mệnh đề phiến diện “4 nước đồng văn” của Cải Tử.

Kình Văn : Nhật có ưu điểm là biết giữ văn hóa phẩm thôi.

Triều Dương : Nhật thực ra chưa bao giờ du nhập và thi hành Khổng giáo đúng nghĩa, nên khi thấy Tây dương ưu việt hơn về binh khí nó vứt mẹ cái nền Trung Hoa và học mót Tây phương. Dân Nhật kì thị chủng tộc, bài ngoại từ cái tư tưởng Darwin Xã Hội thối tha của Tây phương chứ đâu, thứ mà sau này thành thuyết ưu sinh của Der Führer đó. Hàn cũng ngộ cái thuyết Darwin Xã Hội áp dụng chọn lọc tự nhiên vào sự sống, nên Hàn cũng chẳng khác gì Nhật về mặt chủng tộc.

Kình Văn : Giờ Hoa Cải cũng thấm thía rồi mà ! Ngay ở nước Nhật, nếu không sinh trưởng ở Bản Châu thì có cứt ông ngoi lên được, huống hồ từ nước khác.

Triều Dương : Nên bảo sao tư bản nó mất dạy là vì thế đấy. Tư bản chẳng khác gì Darwin Xã Hội, mạnh sống yếu chết, cá lớn nuốt cá bé, đồng tiền thúc đẩy xã hội. Bảo sao đám Bolshevik và Marxist nó có coi ra gì đâu ?

Kình Văn : Quy luật thôi ! Khi dân quá ít thì phải tìm mọi cách khuyến khích sinh đẻ và đối đãi nhập cư tốt, nhưng khi quá đông thì phải phân tầng ra để triệt bớt. Ví dụ : Mặt ông có mụt ruồi, mặt tôi thì sáng láng, vậy ông sẽ làm đày tớ và không hưởng trợ cấp bằng tôi.

Triều Dương : Nói với ông, cái trào lưu 4.0 và ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc chưa chắc đã thành công. Mà có thành công về mặt kinh tế cũng không bao giờ thành trung tâm văn hóa – giáo dục được. Việt Nam đi sau Trung Hoa về đặc khu hành chính cả mấy chục năm trời, mà ông nào chả ăn tiền hết, không ăn có cứt cho đầu tư.

Kình Văn : Trò đó đang có nguy cơ chết yểu đấy. Đến giờ tôi vẫn chưa hết sửng sốt, vì những gì tôi và ông tiên liệu hai năm qua căn bản đều diễn ra y thế, trừ có việc Kim thị Nam chinh ký, nhưng cũng chứng tỏ là đám tham mưu Bắc Hàn nắm quy luật toàn cầu cực sát.

Triều Dương : Nó bị buộc phải chơi trò Chí Phèo và hạt nhân vì cũng bị Mĩ ép. Ngay sát đít là thằng Nga và Tàu, rồi ông Nhật bẩn bựa thì luôn tìm cách phá.

Kình Văn : Ông không thấy, hễ thằng nào bị Mỹ ghét đều phải chơi hạt nhân à ? Ukraina, Vietnam đã bao giờ phải chơi món đó với Nga và Tàu chưa ?

Triều Dương : Nhưng tôi vẫn bảo lưu quan điểm cùng với ông là, phải hết 2020 thì mọi sự mới sáng tỏ, nhưng sớm muộn mấy thứ xu thời sẽ thoái trào thôi. Còn từ giờ đến lúc đó không có hi vọng gì cả, vẫn quay cuồng trong cơn khát tiền, danh vọng, xa hoa. Ông thấy sự sung túc khiến bọn trẻ bây giờ hỏng sớm chưa tí tuổi đã iPhone, rồi béo phì, rồi tự kỉ, rồi trầm cảm. Mje, chúng nó mà giết người thì…

Kình Văn : Đéo phải ngẫu nhiên mà dạo này đám chính trị gia thủ cựu hoặc tái cử hoặc đột ngột quay lại nắm quyền. Vì bây giờ người ta đã cảm thấy bải hoải lắm rồi. Dm, đến con đĩ Ma Cà Rồng cũng chính thức chuyển sang chính sách thiên hữu rồi. Cuối cùng thì chả ai cưỡng được xu thế này.

Categories: ☺☺ Thời đàm | Bình luận về bài viết này

Dịch thuật và hiệu đính


Triều Dương : Như kiểu Omega, toàn thuê đám nghiệp dư biết ngoại ngữ nhưng dốt văn hóa đi chuyển ngữ, thì chỉ càng khiến văn hóa Việt Nam tệ đi. Bọn trẻ bây giờ đọc mấy thứ văn do Nhã Nam, Alphabooks soạn, bảo sao diễn đạt càng tệ. Với mức thù lao như thế, khác gì bỏ tiền ít đòi thuê siêu nhân.

Kình Văn : Cũng giống bọn dở hơi Con Sóc thôi, thuê tí tiền mà đòi dịch hay, có cái cứt. Cứ cho là nó nhất Vietnam, nhất vũ trụ như tự xưng đi, nhưng trả lương bèo thì có chó nó hay.

Triều Dương : Làm chó gì có chuyện làm việc đồng thời vs 3 ngôn ngữ : Anh văn, Việt văn, Cổ Hi Lạp văn. Đòi trong 2 tháng rưỡi cho kịp tién độ, thời nay toàn kịp tiến độ để nhanh bán thôi.

Kình Văn : Giờ toàn lương bèo nên đéo đứa nào dịch ra hồn đâu, cái gì cũng có giá của nó.

Triều Dương : Lương bèo là một phần, cái chính là chúng nó cũng chỉ quan tâm bán hàng.

Kình Văn : Ông tham tiền và không chia được cho ai xứng đáng thì nó chưa phản ông là may, đòi hay ho thì còn lâu.

Triều Dương : Dịch giả Tây phương họ dịch là để thể hiện trình độ, và thứ đến là ghi vào CV thành tích nhằm tiến thân trong học giới.

Kình Văn : Thì vấn đề là bên đấy phúc lợi xã hội cao, nên dù lương thấp nhưng chỉ là vàng thêm vàng thôi.

Triều Dương : Tiền đãi ngộ họ so với kì công bỏ ra, nhất là với cổ văn, trung đại văn, nhưng họ vẫn cực kì chuyên chú. Học thuật Việt Nam như ông Dương Râu vẫn hay lấy Âu-Mĩ làm quy chuẩn, nhưng tôi thấy ông Dương không có tinh thần khoa học theo đúng kiểu Hi-La, Cơ Đốc. Vì căn bản ông ấy chỉ phỏng theo học thuật thế kỉ XXI.

Kình Văn : Đám như ông Dương được nuôi nên nhàn hơn một tí so với số đông, nhưng căn bản là đéo có ai dẫn dắt, toàn tự mò mẫm nên chỉ đến thế là hết phép. Chí ít thì các ông ấy không gặp khó khăn khi in sách, chứ cũng mặc áo vải uống nước lã ở nhà lá như tụi mình thôi.

Triều Dương : Có người hẫu thuận nên ấn loát không phải ưu tư, cái chính là nếu cứ phỏng học thuật thế kỉ XXI sau đó quy chiếu sang học thuật Việt Nam thì chạy mãi mà vẫn đuổi không kịp. Đơn giản vì cái gốc không nắm, mà học thuật thế kỉ này đã tiến bộ nhiều so với vài thế kỉ trước đó, nhưng sang XXII thì nó sẽ lạc hậu.

Kình Văn : Mà có cái vấn nạn là ở Vietnam khi in sách kiểu đéo gì cũng bị biên tập theo hướng chữ tác ra chữ tộ. Không chỉ tôi và ông đâu, mấy ông quan chức và cả các thầy tôi cũng thế. Căn bản là do không có luật về biên tập, hiệu đính gì. Luật kiểm duyệt thì có, nhưng biên tập lại không. Cho nên mấy thầy tôi toàn bỏ tiền ra in đấy chứ, lắm ông còn phải nhịn ăn nữa mà, sướng đéo gì. Giờ tụi nó bán sách chứ có quan tâm gì người ta đọc đâu !

Triều Dương : Tây dương tụi nó cũng bẩn bựa, nhưng làm văn hóa, học thuật vẫn nghiêm túc chán. Với chúng nó, Hi-La, Cơ Đốc, văn hóa kị sĩ, lãnh chúa là nền tảng, vứt hết đi thì Âu châu đéo còn gì. Cũng như Việt Nam, đéo có người Hoa và Khổng giáo thì mãi mọi rợ.

Categories: ❀❀ Ngữ ngôn chí | 1 bình luận

Chiaroscuro chạy ngay đi


Kình Văn : Mấy bữa nay ầm ĩ vụ Sơn Tùng xúc phạm Công giáo đấy, rốt cuộc đi lại con đường John Lennon, Michael Jackson.

Triều Dương : Đề nghị ông xem kĩ MV rồi đọc rõ nguồn. Cá nhân tôi thấy đạo diễn MV này là người am tường nghệ thuật, một vài phân cảnh không khác gì bức họa. Đơn cử là khoảng hai mươi mấy giây đầu, ông có thấy Sơn Tùng mặt sầu bi cứ bật Zippo, hậu cảnh một màu đen tuyền, nhưng vẫn toàn thân rõ mồn một không ? Đấy là Chiaroscuro, tương phản sáng-tối. Ông xem họa phẩm Da Vinci, Caravaggio và Rembrandt sẽ thấy. Xen lẫn là những cảnh sáng đỏ như phòng tráng phim. Nói chung, toàn những phường Công giáo nửa vời, cả đời chưa chắc đọc hết Thánh Kinh đã vội lên cơn động kinh.

Kình Văn : Đúng là phần hình ảnh đẹp thật, làm tôi nhớ phim Vua Các Vua, mặc dù nhạc và hình chả liên quan gì đến nhau. Trước giờ tôi antin thằng Sơn Tường mà !

Triều Dương : Sơn Tùng bây giờ khác Sơn Tùng hồi Quay tay trong mưa rồi ! Cái chính là hắn dùng được tay đạo diễn giỏi nhiếp ảnh, nên thị giác thì khỏi chê.

Kình Văn : Theo một bài báo thì ý tưởng MV bắt chước MV này : MINO – 몸 (BODY) M/V. Nhạc thì đúng là đạo rồi, nhưng hình ảnh thì chỉ mượn một chút thôi. MV gốc là sự giao thoa đỏ-đen, lửa-nước, MV này thì tuyền lửa và sáng-tối, cũng hơi khập khiễng vì tụi Vietnam không hiểu triết lý âm dương của tụi Hàn. Thực ra đây vẫn là một lối học tắt như thằng A Sìn, nhưng ở trình độ Vietnam bây giờ là quá khá.

Triều Dương : Tôi thì không quá bài Tùng Núi, nhưng gần đây Lạc Trôi với bài Chạy Ngay Đi này có tiến bộ về hình ảnh, ít ra là biết phối màu và mảng sáng đối lập. Tông màu lửa mạnh mẽ, đồng thời cũng biểu tượng cho sự thanh tẩy. Trước giờ hay cho phù thủy lên giàn thiêu là vì vậy mà. Thực ra Hàn làm bóng bẩy là chính chứ không hài hòa, Ông nhìn cảnh đèn chùm trên nền đen vẫn lé loi ánh đèn pha màu lam ấy !

Kình Văn : Tất nhiên, tính chất của MV xưa nay vẫn là tấn công thị giác mà, chứ không thể coi là tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao. Nhưng điều đó cũng chứng minh, người Việt hoàn toàn có tố chất nghệ thuật, vấn đề là môi trường nào giúp họ thăng hoa.

Triều Dương : Quan trọng là người Việt trong tâm khảm rất thích nghệ thuật Tây phương. Bảo đảm vs ông là đám kiến trúc sư, thiết kế đồ họa vi tính mù tịt về hội họa Á Đông nói chung và Trung Hoa nói riêng.

Kình Văn : Văn hóa Tây phương rất coi trọng yếu tố thị giác cho nên người nông nổi cực dễ bị cuốn đi. Trước giờ ở Vietnam đã có môn nghệ thuật nào tạo ra được lịch sử lâu dài và hệ thống quy phạm vững vàng đâu, cái gì cũng nửa mùa manh mún. Ông coi đấy, từ 1990 tới giờ cải lương thay đổi xoành xoạch, nói gì cách đây nửa thế kỷ.

Triều Dương : Nên phải có nền tảng văn hóa ngôn ngữ văn chương, không là dễ bị hình thức đánh lừa.

Categories: ♥♥ Mỹ thuật chí | Bình luận về bài viết này

“Thương hiệu quốc gia”


Kình Văn : Dạo tháng 1, trước khi chia tay tôi, thằng Sìn có kể là ông trùm sang công ty bạn, thấy người ta sơn tường đẹp quá, xin chụp hình và hỏi bí quyết, lão chủ công ty bảo : “Có gì đâu, trộn sơn bả với vữa ấy mà”. Về lão ấy bắt ngay bọn thợ làm thế và trét đầy ở B., kết quả là tụi B. bảo là sờ vào bẩn lắm, cứ mủn ra như bùn, vụ ấy bị chửi te tua. Tôi mới bảo thằng Sìn : Mới hôm kia tôi cho ông coi đấy, Tòa Thánh còn dùng sữa làm sơn. Ý rằng, sữa là chất dinh dưỡng, làm sơn thì chỉ một chốc là đầy mốc meo, vi khuẩn… thế mà họ còn làm được, huống hồ. Bữa đó bọn tôi quả quyết với nhau là, lão Sèng tiếp thu toàn nửa vời, và vốn dĩ đã là “bí quyết” đéo thằng nào xìa ra cả. Cũng là sơn bả, cát vữa thôi, nhưng để làm ra sản phẩm tốt thì là máu, mồ hôi, nước mắt nhà người ta. Từ dạo đó tôi mới vỡ rằng, giờ Vietnam thảm là do văn chương bị đẩy ra rìa và nghệ thuật không được yểm trợ xứng đáng, khác đéo gì kị sĩ Xanh, mất đầu thì chả mần ăn gì được.

Triều Dương : […]

Kình Văn : Giờ đa số chạy theo cái hợp lý, thế nên giờ tụi nó mới chộp giật, vì không được tự do sáng tạo nên phải đi sao chép ý tưởng người khác. Ông không thấy phim quảng cáo thuốc, phân đạm à ? Mời diễn viên nổi tiếng, ăn nói đĩnh đạc, và có lẽ thuốc cũng không tệ, nhưng cái cần thiết là sự hấp dẫn lại đéo bằng quảng cáo nước giải khát. Vì phim về đồ ăn thức uống thường có những chi tiết hài hước, điên khùng, thế nên bảo sao doanh thu cực cao, chứ chẳng phải vì nó ngon lành bổ rẻ gì. Ông không nghĩ, bọn soạn kịch bản quảng cáo thuốc cũng chỉ làm cho xong 8 tiếng à ? Đơn giản vì chúng nó đéo hứng thú. Để ra trường quay, kịch bản đó phải qua nhiều khâu soạn-sửa-duyệt rồi, cho nên kiểu gì chả có những cái sổ toẹt với ý tưởng mới lạ, hấp dẫn, và đến khi ra trường quay chỉ còn là một vòng tròn “hợp lý”. Dm cái hôm làm trang chủ đấy thôi, tôi chọn màu đỏ quốc kỳ Ý đẹp như thế, đúng màu rượu nho, mà lão trùm bảo con tân tự do “nên coi lại, không ổn” và đòi dùng màu đỏ gốc luôn. Ông biết vì sao hắn chọn nền đen rồi đấy, vì hắn cho màu gốc mới là hoàn hảo, nhưng tâm lý bên trong cứ thấy trắng, vàng, xanh… thì chói mắt quá, rốt cuộc chọn tông đen cho an toàn – đen là màu gốc còn gì, nhưng dịu nhất. Bọn công ty cũ thì khỏi nói, chơi nguyên vàng-đen chói đéo chịu được.

Triều Dương : Thế nên văn hóa không có chỗ cho đám con buôn.

Kình Văn : Cả công ty giờ phủ một màu vàng chói luôn. Dm vàng và trắng kết hợp với nhau dưới đèn mà tụi nó vẫn làm việc được thì phải nói là sức mạnh phi thường. 😝

Triều Dương : Nên ông mới thấy sao Paris toàn một màu xám xịt, màu kem màu be dịu như thế. Không nhẽ nó để cả thành phố lấp lánh màu cứt vào mùa hè ?

Kình Văn : Giờ ông thấy vì sao dân Đức ghét quốc kỳ hiện tại rồi đấy, dù màu đó vẫn chưa phải gốc. Nhưng cái chính là thẩm mĩ dân đó cao và họ được dạy dỗ từ bé, chứ bọn doanh nhân Vietnam toàn chuộng màu gốc.

Triều Dương : Nhìn Dệt nên triều đại có ngôn tình không, vải bóng lộn nhẵn nhụi không, màu có lố không. Để em Linh tác giả Thành kỳ ý với đám kĩ sư Việt tại Úc làm. Có biết đéo gì đâu ? Nhủ Phất Thanh Đài bị chế giễu rõ ê chề rồi nó cũng bỏ chạy luôn. Bọn này thì chân rết nhiều lắm, cậy từ Úc-đại-lị-á về nên tưởng dĩ nhiên phải ngon rồi. Bảo giống Hàn, nói thật làm không bằng cổ phục Cuốc Xẻng luôn ấy.

Kình Văn : Ông coi cái clip mời bà Ninh diễn thuyết chưa ? Lúc bả bàn về “thương hiệu quốc gia”, cả lũ xoạc mõm ra ngáp trông rất thiếu văn minh.

Triều Dương : Hán phục vận động đã suy rồi. Giờ bọn này đi vào vết xe đổ.

Kình Văn : Sau đận ấy Hoa Cải chán hẳn, thế nên mới phiêu du qua Nhật ngâm thi phú, và giờ thì hắn im bặt rồi. Dù sao đúng như tôi mong muốn, là trở về con người thật của hắn – thi sĩ.

Triều Dương : Hết vốn rồi còn đâu mà phô ra nữa, vs lại như thế tốt cho hắn hơn. Một thi nhân !

Kình Văn : Chơi với bọn có máu nghệ thuật này vẫn nên cảnh giác cái điên của bọn nó. Lũ ấy hay điên trong lúc tỉnh, không sờ soạng vợ con người ta thì cũng phát ngôn bừa bãi về chính trị. Dm thế nên giờ tôi hiểu vì sao vợ con ông Nhất Linh xấu hoắc, và ổng cũng chỉ hoạt động nghệ thuật vài năm.

Triều Dương : Chí ít là hắn điên thật, chứ không diễn. Bin Ladan không có cái điên đó, nên cố tỏ ra Việt nhân cũng bằng thừa !

Kình Văn : Diễn nhiều cũng thành điên cơ mà. Tên họ Nguyễn có tông giáo dẫn đường nên hắn tự khắc chế được. Từ bữa đó tới giờ, tuần nào rảnh, nhất là hôm gặp điều bực bội, tôi vẫn ra nhà thờ lớn ngồi trà đá. Vả, tông giáo có những cách trị bọn điên cực hay đấy.

Triều Dương : Thì cứ coi cách Giáo Phụ tống bọn kị sĩ cuồng sát sang Ierusalem giết dân Hồi, để rồi chúng nó tự thức tỉnh.

Kình Văn : Thế nên từ đám đó mới nảy ra vài thi sĩ và anh hùng chứ ! Ý là phải ném bọn ấy vào lửa thì nó mới vỡ ra sự đời.

Triều Dương : Thời đó đầy biên chép về thập tự quân của cả dân Arab và đám kị sĩ. Để có dịp tôi cũng tham khảo Biên niên kí người Slav.

Kình Văn : Ông coi phim là tạm hiểu, đọc điếc làm tró gì.

Triều Dương : Ông ngu vl ! Tôi coi phim chỉ là tác phẩm nghệ thuật thôi.

Kình Văn : Hồi đó bọn Slav phải liên hôn mới tồn tại nổi. Lúc ấy có cuộc Thập Tự Chinh Baltik rất lừng lẫy, đấy là lý do mà nước Đức có Đông Phổ và bọn rợ Phần Lan lại theo Công giáo. Nói chung tụi mình đang sống ở cái thời tệ nhất trong 100 năm qua, khi mà con người đánh mất niềm tin và vứt bỏ văn chương.

Categories: ♥♥ Mỹ thuật chí | Bình luận về bài viết này

Thành-kiến áp-bách thành-kiến


Triều Dương : Mà ông kệ bọn Wiki Việt ngữ đi. Toàn lũ ngu nhưng thích lộng ngôn, coi văn như cỏ rác.

Kình Văn : Mấy bữa nay tôi cay cú thôi, vô mà coi cách nó giả nhời tôi đấy ! Đại loại : Tao chấp nhận là lưu manh và mày không thay đổi được gì.

Triều Dương : Nói chung, thảo luận kiểu mạt sát và cùn như đám bảo quản viên Wiki. Hoàn toàn vô nghĩa, có biết Hán Nôm đâu mà đi cãi.

Kình Văn : Thì cái gốc đéo ra gì, ngọn tốt thế nào cũng chỉ vậy thôi. Quan điểm của tụi Wiki là, khi có ít nhất một người không hiểu chữ A thì nên bỏ chữ A để dùng chữ nào dễ hiểu hơn nữa. Cho nên mới có trò luận chữ ngô nghê như kiểu “gia đình hoàng gia”. Tôi đã nói là tôi ghét cái trò đi gõ cửa từng nhà xin người ta hiểu chữ mà. Cực kỳ đa cấp !

Triều Dương : […] Tôi chỉ đơn cử từ barbaroi, dịch là “man tộc” thì hắn đéo chịu. Đã bảo hắn là dịch “man” thì sẽ lợi hơn. Ví dụ : man nhân (số ít), man ngữ… Chứ mẹ kiếp, “ngoại chủng” là cái cục gì ? Làm chó gì có khái niệm chủng tộc cách đây 2500 năm.

Kình Văn : Dm, chữ “man tộc” được coi là thuật ngữ cấp khoa học bên Tàu rồi, từ đó giống như một dạng “khóa” để hiểu cách đám khoa học gia diễn giảng các vấn đề dân tộc học.

Triều Dương : “Man tộc” không hề có tính chất miệt thị đâu ông, tùy văn cảnh.

Kình Văn : Thì có ai bảo miệt thị đâu !

Triều Dương : Vào thời Herodotos thì đúng là dịch “man” theo nghĩa đen không hẳn đúng, nhưng cũng chả sai. Hi-La cũng như Trung Hoa, đều coi đám không khai hóa, không nói được ngôn ngữ của mình là man.

Kình Văn : Hồi thế kỷ XVIII người ta còn gọi sứ trắng sơn lam là “china” đấy thì sao, mãi sau này mới sửa là “porcelain”. Đây gọi là THÀNH KIẾN, nhưng với khoa học, không được dùng thành kiến lý giải thành kiến. […] chứ không phải là đổ cứt vào mâm cơm như tụi Wiki. Dm cái ngữ đã học kỹ thuật lại đang thất nghiệp mà đòi sửa Anh-quốc liệt-vương sử thì còn gì mà nói nữa !

Triều Dương : Dân kĩ thuật y sinh nói chung cứng nhắc và giáo điều.

Kình Văn : Bọn đó nói làm gì nữa, đến bọn kiến trúc còn đần, không tư duy trừu tượng nổi.

Triều Dương : Thay vì dùng cây thương thì hắn dùng cây giáo, còn bảo với tôi là chỉ kị binh dùng thương. Tôi tự nhủ : Mẹ kiếp, tả văn chứ tả binh khí chó đâu mà phải nhìn từ góc độ kĩ thuật.

Kình Văn : Thì đó, vẫn là suy nghĩ bằng đít, mô tả trận đánh mà toàn đinh vít bù lông, đếm coi trận Normandie tốn bao lít xăng và bánh xích.

Triều Dương : Thương binh thì cho là nhầm lẫn với thương phế binh, thế lính dùng thương không gọi “thương binh” gọi “tay giáo” mới vl. Nói chung, ngộ tiểu thuyết Trung Hoa nên có thứ kiến giải đần độn. […] Trình đâu đủ mà làm, dù sao thì trứ tác văn chương này vào tay trẻ trâu còn tệ nữa.

Kình Văn : […] làm tớ thằng khôn vẫn hơn. Tôi thà làm chân sửa giày cho trùm Phan Quân chứ đéo ngu làm phó tướng cho anh em Tuấn-Tú.

Triều Dương : Đủ để ông thấy làm ăn toàn chụp giật thôi. Nhà Tri Thức thì cũng rứa, chẳng qua bộ sậu toàn thủ cựu, toàn sách học thuật chứ chẳng được tí văn chương nào. Đến Văn Học giờ đói mốc mồm phải rao bán giấy phép xuất bản. Cái hay của ngôn ngữ nằm ở chỗ, nếu ông là người biết thưởng văn, hiểu thi pháp thì dù đọc từ ngôn ngữ trung gian (với điều kiện bản dịch sát và thể hiện được sắc thái) thì ông vẫn có thể cảm được cái hay. Chứ không phải như đám thích thuần Việt “Lịch sử các vị vua nước Anh”. Ông nghe có thấy ngu xuẩn không ?

Kình Văn : […] làm tớ thằng lưu manh thì phải chịu thôi.

Categories: ❀❀ Ngữ ngôn chí | Bình luận về bài viết này

Văn học Phần Lan


Văn học Phần Lan (tiếng Phần LanSuomen kirjallisuustiếng Thụy ĐiểnFinsk litteraturtiếng NgaЛитература Финляндии) là thuật ngữ bao hàm các hoạt động sáng tác, phê bình và ấn loát ngữ văn học của người Phần Lan.

Pukstaavi, bác vật quán văn họcPhần Lan tại Vammala[1].

Lịch sử

Khu vực thường được phiếm chỉ là trung tâm văn học Phần Lan, các miền rìa là nơi chịu tác động tương hỗ.

Mặc dù được ghi nhận là một trong những nền văn học xuất hiện muộn nhất địa vực Âu châu, nhưng Phần Lan thường được mệnh danh Ngôi sao phương Bắc vì những thành tựu khiến nhiều nền văn học lâu đời phải ganh tị. Cái bất thường của nền văn học từ khi ra đời đến nay là hầu như không song hành ngôn ngữ bản địa, cho dù ngôn ngữ Phần Lan cũng có lịch sử ít nhất một thiên niên kỷ. Trong thực tế, các giá trị tạo nên văn học Phần Lan lại không hữu hạn trong quốc thổ mà tỏa ra Thụy ĐiểnEstoniaNga và đặc biệt Karjala – miền đất huyền thoại này được coi là khởi thủy dòng văn học tiếng Phần Lan. Do vậy, thuật ngữ văn học Phần Lan còn có tính quốc tế khá cao.

Do nhiều biến cố lịch sửvăn học Phần Lan được cấu thành trên ba ngôn ngữ : Thụy ĐiểnPhần Lan và Nga. Vì thế, đôi khi Phần Lan được giới phê bình gọi vui là nền văn học chân thiên nga[2]. Trong đó, văn học tiếng Thụy Điển có giá trị cao nhất và khối lượng cũng đồ sộ hơn cả. Sau Đệ nhị Thế chiếnchính phủ Phần Lan cùng các cơ quan đặc trách văn hóa đã ra sức nâng tầm tiếng Phần Lan thành quốc ngữ, qua đó dòng văn học tiếng Phần Lan có sự tăng trưởng mạnh hơn các thời trước. Tuy nhiên, dòng nghệ thuật này lại phổ biến ở Karjala và Estonia hơn.

Ngày nay, văn học Phần Lan được san xẻ chung giữa Na UyThụy ĐiểnPhần LanNga và Estonia như bộ phận rất quan trọng cấu thành văn hóa mỗi quốc gia. Tại LatviaLietuvaBelarus và Ba Lan, thậm chí Komi từ đầu thập niên 1990 đã diễn ra những tranh luận sôi nổi trong vấn đề có hay không công nhận dòng văn học Phần Lan từng tồn tại trong diễn trình lịch sử văn học xứ mình, nhiều quan điểm cho rằng đã tới lúc cần chấp nhận nó như một đặc tính bản địa thay vì coi là ngoại lai.

Văn học dân gian

Văn học dân gian được truyền tụng một trong không gian rất rộng và có lịch sử vô cùng phức tạp. Mặc dù có vài chứng tích cho thấy văn học cổ đại Phần Lan đã có lúc được ký âm bằng những tự dạng bản địa và thậm chí còn lưu danh trạng tác giả, nhưng dường như hiện tượng đó không phổ biến. Phần Lan san xẻ hệ thống hình tượng huyền thoại đôi chỗ khá giống những gì đã diễn ra tại Na UyThụy ĐiểnNga và thậm chí Cymru, nhưng ít đồ sộ bằng và thường được coi là vùng văn học giao thoa Bắc ÂuĐông Âu.

Trứ tác hệ trọng nhất để hiểu cấu trúc văn học dân gian là sử thi Kalevala do nhà sưu tầm văn nghệ dân gian Elias Lönnrot bổ khuyết và ấn hành năm 1835. Tính chất các nhân vật thường tương đối dung dị và hành trạng thường giàu chất thơ – một đặc điểm rất khó thấy trong thần thoại Bắc Âu. Cũng vì thế, học giới không đánh đồng văn học dân gian Phần Lan với các quốc gia Bắc Âu khác, một số học giả Anh quốc còn ngỏ ý khâm phục tính thuần khiết và đặc trưng của dòng văn chương này.

Aino-Triptych by Akseli Gallen-Kallela 1891. Left: The first meeting of Aino and Väinämöinen. Right: Aino laments her woes and decides to end her life rather than marry an old man. Middle: The end of the story arc – Väinämöinen catches the Aino fish but is unable to keep hold of her.

Văn học thành thư

Chief executive officer Heikki Reenpää attaches the publishing house Otava’s badge for merit, the Agricola medal, on Sillanpää’s lapel. Otava had ”redeemed” the author from WSOY in the late 1920s.

Khác với văn học dân gian, dấu hiệu của văn học thành thư Phần Lan chỉ từ giữa thế kỷ XVI với bản dịch Tân Ước từ tiếng Hi Lạp sang tiếng Phần Lan (1543) bởi đức giám mục Mikael Agricola. Nhờ vậy, ông được suy tôn là quốc phụ của chữ Phần Lan. Nhưng qua ba thế kỷsau, khi sử thi Kalevala được ấn hành (1849), văn học tiếng Phần Lan mới có chỗ đứng. Và đến năm 1870, với việc xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay Bảy anh em của tác gia Aleksis Kivivăn học Phần Lan bắt đầu phát triển mạnh và dần tạo nên bản sắc[3][4]. Tuy nhiên, văn học tiếng Thụy Điển vẫn tồn tại vững vàng và không ngừng lớn thêm, hàng loạt tác gia lừng danh vẫn chuộng thứ ngôn ngữ này và họ hoàn toàn không xem nó là thứ tiếng ngoại lại, điển hình như Johan Ludvig RunebergJohan Vilhelm SnellmanZacharias Topelius[5][6].

Năm 1939, tác gia Frans Eemil Sillanpää gây tiếng vang trên văn đàn thế giới với giải Nobel Văn học, và từ đây văn học Phần Lan vươn khỏi Bắc Âu và được học giới quốc tế nghiên cứu cũng như phiên dịch ngày càng nhiều. Năm 2015, Phần Lan lại có nữ văn sĩ Sofi Oksanenvào danh sách 116 người được đề cử Nobel Văn học dù tác phẩm đầu tay của bà xuất bản cách đó chưa lâu (2003).

Theo dữ liệu của FILI, mỗi năm có từ 300-400 văn phẩm Phần Lan được dịch ra khoảng 40 ngôn ngữ. Doanh thu từ việc bán bản quyền của các nhà xuất bản và các công ty phát hành Phần Lan trong 4 năm gần đây liên tuc tăng, đạt trên dưới 2 triệu euro/năm (năm 2014 là 2,2 triệu, năm 2013 là 2, 25 triệu, năm 2012 là 1,98 triệu và năm 2011 là 1, 26 triệu). Thị trường xuất khẩu sách lớn nhất của Phần Lan là Đức, Anh, Mỹ và Liên bang Nga.

Năm 2015, văn học Phần Lan gặt hái những thành công lớn nhất từ trước trên văn đàn thế giới. Chỉ tính tới trung tuần tháng 12 đã có tới 800 tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài, trong đó nhiều nhất là tiếng Anh (26 tác phẩm), Pháp (18), Đức và Đan Mạch (17). Đáng chú ý là một số nhà văn và tác phẩm văn học Phần Lan được một số tờ báo có uy tín trên thế giới như The New Yorker (Mỹ), The Guardian (Anh) đánh giá cao và có tác giả lọt vào danh sách chung khảo của giải thưởng Arthur C. Clarke.

Văn hóa

Văn học từ truyền thống Kalevala

Tượng đài Elias Lönnrot và Väinämöinen tại Helsinki. Ngày nay Kalevala lĩnh vai trò quảng bá văn hóa Phần Lan ra quốc tế.

Khác với nhiều sử thi lừng danh từ cổ đại, Kalevala không phải là một sử thi được tái tạo lại từ những mảnh vụn của một sử thi cổ bị tan vỡ theo thời gian. Kalevala do giáo sư, bác sĩ, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu dân tộc học và văn hoá dân gian nổi tiếng Phần Lan, Elias Lönnrot (1802-1884) biên soạn dựa trên những bài thơ, bài dân ca, truyện cổ, truyền thuyết dân gian của Phần Lan và Karelia được ông và các đồng nghiệp sưu tầm trên đất Phần Lan và vùng Vienna. Kalevala được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1835 gồm 12.078 câu thơ, chia làm 35 ca khúc (ngày nay được gọi là Kalevala cũ) và lần thứ hai năm 1849 với 22.795 câu thơ, được chia làm 50 ca khúc (gọi là Kalevala mới). Kalevala mới (được coi là bản Kalevala trọn vẹn) là kết quả 15 năm làm việc với 11 chuyến sưu tầm điền dã của Elias Lönnrot. Ngày nay, ở Phần Lan cũng như ở nước ngoài, khi nói về Kalevala người ta thường nói đến Kalevala mới[7]. Kalevala là bách khoa thư về lịch sửvà con người Phần Lan được biên soạn theo thể thơ truyền thống, mỗi câu gồm 8 âm tiết (hay 8 nhịp) của Phần Lan, dựa theo làn điệu của âm nhạc dân gian. Khi Kalevala chưa ra đời, thể thơ này không có tên. Vì thế sau khi Kalevala được xuất bản, thể thơ này được gọi là Thể thơ Kalevala. Đồng thời cũng từ đó việc sưu tầm văn học dân gian Phần Lan nhanh chóng lan rộng và nguồn tư liệu sưu tầm được hết sức phong phú. Trong vòng mười lăm năm giữa hai bản Kalêvala, Lönnrot cùng các cộng sự sưu tập được thêm gần 130 000 câu thơ. Với nguồn tư liệu này Elias Lönnrot đã phát biểu rằng có thể biên soạn thành bảy bản Kalevala khác nhau mà Kalevala mới như ngày nay chỉ là một trong số đó.

Sau khi Kalevala được xuất bản, một phong trào “tìm về bản sắc” đã lan rộng ở Phần Lan. Nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên và những người yêu thích văn hóa dân gianđã theo dấu chân ông đi sưu tầm tư liệu ở phía Đông Phần Lan và Karjala của Nga để sưu tầm văn học dân gian còn lưu giữ ở những vùng này. Bên cạnh hai bản Kalevala cũ và mới, năm 1862 Elias Lönnro còn rút gọn Kalevala mới thành một bản Kalevala ngắn gọn với 9 732 câu thơ dành cho trường học, được gọi là Kalevala học đường.

Kalevala đã trở thành một trong những biểu tượng văn hoá quan trọng nhất của Phần Lan. Với Kalevala, người Phần Lan cho rằng dân tộc họ cũng có một lịch sử và một nền văn hoá riêng : “Với những ca khúc bất tử này trong hành trang, người Phần Lan đã có thể dũng cảm và tự tin nhìn về quá khứ của mình và có thể nhìn thấy được tương lai của dân tộc. Người Phần Lan đã có thể kiêu hãnh nói : Tôi cũng có một lịch sử !” (J.G. Linsen, 1835). Đồng thời Kalevala được coi là chiếc cầu nối Phần Lan với thế giới bên ngoài : “Khi làm nên Kalevala, nhân dân Phần Lan đã làm cho mình một con đường xuyên qua núi đá cheo leo, không những chỉ tiến đến châu Âu mà đến cả thế giới văn minh. Kalevala sáng chói như Bắc Đẩu trên trời cao, kể cho toàn nhân loại nghe về bộ tộc Phần Lan” (M.J. Eisen, 1909).

Kalevala là đề tài và là nguồn cảm hứng sáng tạo cho rất nhiều thế hệ văn nghệ sĩ Phần Lan cũng như ngoại nhân. Rất nhiều cơ quan, tổ chức của Phần Lan cũng như quốc tế đã lấy Kalevala cũng như tên gọi các nhân vật trong Kalevala làm tên gọi cho mình. Rất nhiều đường, phố ở các thành phố, địa phương trên khắp Phần Lan mang tên các nhân vật, địa danh trong Kalevala. Sau khi ra đời, Kalevala đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nước ngoài và các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu nó như là một trứ tác thuộc thi ca dân gian chân thực[8].

Từ năm 1950, ngày 28 tháng 02 năm 1835 – ngày Elias Lönnrot đề danh dưới lời tựa Kalevala cũ đã trở thành Ngày Kalevala và được coi là một ngày lễ không chính thức của Phần Lan. Từ năm 1978, Ngày Kalevala trở thành Ngày Văn Hóa Phần Lan và được nghị viện quy định là một ngày lễ chính thức của quốc gia. Trên thế giới có lẽ hiếm có quốc gia khác giống như Phần Lan : Lấy ngày ra đời của một tác phẩm văn học làm ngày lễ lớn của dân tộc. Hàng năm vào ngày này khắp nước treo quốc kỳ và tổ chức các hoạt động văn hóa có liên đới Kalevala. Ở Phần Lan, bên cạnh Hội Kalevala còn có Juminkeko là một cơ quan chuyên về sưu tầm, nghiên cứu Kalevala và bảo tồn, phát triển các di sản văn hóa vùng đất Viena, cái nôi của Kalevala. Juminkeko đang thực hiện nhiều dự án nhằm khôi phục lại các làng thơ ở Viena, một trong số đó vừa nhận được giải thưởng về bảo tồn văn hoá của EU năm 2006.

Cho đến nay Kalevala vẫn là tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học Phần Lan đóng góp vào kho tàng văn học của nhân loại và được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài nhất của văn học nước này. Kalevala đã được dịch ra 57 thứ tiếng trên thế giới, trong đó nhiều thứ tiếng đã dịch nhiều lần dưới nhiều dạng khác nhau : Tiếng Thụy Điển (22), tiếng Anh (21 bản), tiếng Đức (14), tiếng Nhật (14), tiếng Estonia (14), tiếng Tây Ban Nha (12), tiếng Nga (10)… Riêng tiếng Việt, Kalevala cũng đã có 3 bản dịch khác nhau, trong đó có 2 bản tóm tắt bằng văn xuôi (của Nguyễn Xuân Nghiệp, Hoàng Thái Anh) và 1 bản dịch trọn vẹn bằng thơ xuất bản năm 1994 (của Bùi Việt Hoa).

Song ảnh hưởng của sử thi Kalevala không chỉ giới hạn trong phạm vi Phần Lan, mà dần dần lan rộng ra các nước khác trên thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã vận dụng phương pháp biện soạn Kalevala của Lönnrot, kết nối thơ ca dân gian của dân tộc mình thành sử thi hoàn chỉnh. Có thể kể ra đây một số như: The Song of Hiawatha (1855) của H. W. Longfellow, được coi là sử thi của người Mỹ; Kalevipoeg (Con trai của Kalevi, 1862) – sử thi Estonia của F. R. Kreutzwald; Làplèsis (Chàng giết gấu, 1888) sử thi Latvia của A. Pumpurs; và gần đây nhất là sử thi Mordvin, Mastorava (Mẹ đất, 1994) của A. Saronov. Gần đây các sử thi Con cháu Mon Mân của Bùi Việt Hoa xuất bản năm 2008 ; Virantanaz (sử thi của sắc tộc Vepsä) do nhà nghiên cứu ngôn ngữ Niina Zaitseva biên soạn năm 2012 và sử thi Liekku (sắc tộc Inkeri) của tác giả Mirja Kemppinen ra đời năm 2013 cũng được biên soạn dựa trên phương pháp và hình mẫu của Kalevala[9].

Văn học từ truyền thống bảo trợ

Các yếu nhân SKS năm 1846.

Hiệp hội Văn bút Phần Lan (Suomalaisen Kirjallisuuden Seura, SKS) được thành lập từ rất sớm (1831), ban đầu chỉ có ý nghĩa quy tụ các bút nhóm rải rác thành một lực lượng văn hóa mạnh để tránh tình trạng công kích lẫn nhau trên mặt báo, sau phát triển dần thành một nghiệp đoàn với chức năng nâng đỡ nghệ sĩ và bảo trợ xuất bản những trứ tác có giá trị từ vừa phải đến rất cao. Kể từ sau Đệ nhất Thế chiến, hội đứng ra lưu trữ và quảng bá văn học Phần Lan, ngày nay còn kiêm vai trò của một cơ quan bảo tồn và phát triển tiếng Phần LanHiệp hội Văn bút Phần Lan giữ mối tương liên chặt chẽ với các phường văn học Karjala và Estonia, đồng thời đứng trong một liên minh văn hóa với hội văn bút Na UyThụy Điển và Ireland.

Năm 1977, hội lập ra Cơ quan Giao hoán Văn học Phần Lan (Finnish Literature Exchange, FILI) với sự đài thọ 80% kinh phí hoạt động mỗi năm từ chính phủ. Cơ quan này có trách nhiệm :

  • Tạo những cuộc giao hoán, giới thiệu tác phẩm mới của văn sĩ và dịch giả quốc tịch Phần Lan.
  • Tạo những khóa tập huấn dịch thuật cho dịch giả Phần Lan hoặc ngoại quốc.
  • Tạo những chuyến viếng Phần Lan cho giới xuất bản quốc tế.
  • Tham dự các hội chợ sách Phần Lan hoặc ngoại quốc.
  • Cập nhật và duy trì ngân hàng dữ liệu văn học Phần Lan đã được dịch sang ngoại văn và quản lý doanh thu bản quyền.

FILI lại lập thêm tạp chí Book from Finland nhằm cập nhật tiêu tức văn học Phần Lan cho độc giả quốc tế. Cho tới đầu thập niên 2000, FILI là một trong những tổ chức gây thu nhập lớn nhất cho quốc khố Phần Lan và đang tự định hình là cơ quan đặc trách vấn đề văn học Phần Lan cho sinh viên ngoại quốc bất kể có hay không du học nước này. Thượng tuần tháng 5 năm 2017, FILI đổi danh xưng là Trung tâm Giao hoán Văn học Phần Lan và chính thức tách khỏi hội văn bút để hoạt động như một cơ quan xiển dương văn học.

Tham khảo

  1. ^ https://finland.fi/fr/culture/la-litterature-finlandaise-aujourdhui-un-monde-de-voix/ La littérature Finlandaise aujourd’hui : Un monde de voix]
  2. ^ Heikkilä, Tuomas (2010). Kirjallinen kulttuuri keskiajan Suomessa, Historiallisia tutkimuksia 254,”. Suomalaisen kirjallisuuden seura. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ Sihvo, Hannes. “Kivi, Aleksis (1834 – 1872)”The National Biography of Finland. SKS. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ “Juhani Aho”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ Wiegand, Wayne A.; Davis, Donald G. Jr. (1994). “Encyclopedia of Library History”Google Books. Garland Publishing. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2017.
  6. ^ Krogerus, Tellervo. “Canth, Minna (1844 – 1897)”The National Biography of Finland. Suomalaisen Kirjallisuuden Seura. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2016.
  7. ^ Asplund, Anneli; Sirkka-Liisa Mettom (tháng 10 năm 2000). “Kalevala: the Finnish national epic”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |df= (trợ giúp)
  8. ^ “Turun Wiikko-Sanomat 1820 archive.”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |df= (trợ giúp)
  9. ^ “The folklore activities of the Finnish Literature Society”. Bản gốc lưu trữngày 17 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |df= (trợ giúp)

Tài liệu

Tư liệu

Categories: ❀ VĂN SỬ | Bình luận về bài viết này

Tranh cãi học thuật thời Facebook


Huy Anh : Cái tay Brian Wu kia cũng ngụy biện và lưu manh học thuật kém ai đâu ! Ông ta suy nghĩ bằng tư duy ngang những thập niên 1980. Xem cái cách ông ta tranh luận với nhà nghiên cứu Võ Vinh Quang về vụ thành Điện Hải là đủ biết lão ấy kiến thức và tư duy cũng còn lâu mới bằng được các cao thủ. Vì ông ta sống cách nửa vòng trái đất, tư liệu tiếp vận được hầu như là qua Google, trong khi cái món Hán Nôm này dù muốn hay không thì yêu cầu tối thiết yếu là chạm vào văn bản gốc và đi điền dã.

Kình Văn : Cậu biết sao không, hắn là công cụ và chấp nhận số phận đó để có danh và tiền. Tụi Wiki cũng chỉ là công cụ và tụi nó cũng chấp nhận như thế.

Huy Anh : Nhưng mà ông ta cậy đọc được ít sách với mấy lời tâng bốc trên mạng nghĩ là mình đã siêu hơn mọi nhà nghiên cứu Việt Nam.

Kình Văn : Sống ở Nam Cali chán lắm cậu ơi, ITnet là thứ duy nhất đem lại nguồn vui.

Huy Anh : Hả, lão sống ở Cali á ? 😝 Giờ mới biết đó !

Kình Văn : Hắn gốc Hoa mà, tự nhận mình là người Vietnam đã quý rồi.

Huy Anh : Hèn gì lão ấy giọng điệu rất quái mà tớ cứ thấy ngờ ngợ.

Kình Văn : Tớ vẫn tin vào sức hút âm thầm của văn hóa Việt. Chứ mấy nước Đông Nam Á khác, đã có ba mẹ người lai hoặc không sống ở quốc nội là xác định đéo can hệ gì nữa. Cái SỨC HÚT đó, tớ vẫn đang đi tìm ; vì nếu hiểu được nó, mình sẽ ngộ ra nhiều thứ khác.

Huy Anh : Mà lão Brian, lão ấy nhiều lúc tranh luận cũng rất buồn cười. Lần trước vạch cái lỗi dịch sai “Hán nhân” thành “Việt” ra, lão ấy chỉ lỗi theo lối vơ đũa cả nắm.

Kình Văn : Làm như Chuyết Chuyết Trần Trọng Dê đê ! Với người ưa nịnh, cậu phải đơm lời khen trước khi chửi.

Huy Anh : Lấy một-hai chỗ sai rồi chụp hết coi như cả sách đều dịch sai, trong khi tớ chỉ rõ ra là vẫn có chỗ dịch đúng. Và còn nói rõ là, nếu đã phản biện thì phải thống kê và phân tích chi tiết xem đúng sai tỉ lệ bao nhiêu chứ không thể lấy một bộ phân xét toàn thể được, rồi hắn chỉ đáp là không có thời gian và tâm sức làm thế. Rất phi học thuật, nên tớ từ hôm đó chán !

Kình Văn : Ừ, chứng tỏ hắn chỉ là con phe chợ giời, chứ nếu làm ăn nghiêm túc thì phải dồn hết tâm lực vào. Ví như dân Văn tụi tớ, một truyện ngắn Nam Cao phải nhặt ra tất cả các đoạn chứa từ “đói” và tìm hiểu coi tác dụng của từ đó trong mỗi câu, y như con Tấm đãi gạo luôn. Tên Brian này có đặc điểm là hắn không sợ chết, cho nên có thể đưa đầu chịu báng thay người biết-nhưng-không-thể-nói như kiểu Trần Trọng Dương, hắn có thể làm phát ngôn nhân cho giới học thuật.

Huy Anh : Tớ nói thực luôn, cái giọng điệu tủi hổ cho cả nền học thuật hoặc chửi giới sử học bố láo kia, là cái giọng ếch ngồi đáy giếng. Chứ tay đấy nghĩ ai cũng ngu hơn hắn chắc ? Việt Nam có tiến sĩ giấy và học thuật rởm nhiều, nhưng cũng cóc đến mức ai cũng kém hắn đâu mà to mồm !

Kình Văn : Hắn không hơn gì Magdalina Truồng đâu ! Cùng ruộc cả. Đám học thuật cỡ lớn thời Việt Nam Cộng hòa thì : 1 là được chính phủ Mỹ đài thọ cho sống ở miền Đông, 2 là lên Bắc Cali hoặc sang Texas sống mà cậu. Người Mỹ cực kỳ trọng đãi kẻ có tri thức, cho nên việc ai sống ở đâu trên đất Mỹ sẽ quyết định tầm tư duy đấy !

Huy Anh : Sống ở Nam Cali thì hiểu rồi ! 😜

Kình Văn : Cậu phải thấy rằng, hồi 1975-8 có những chuyên cơ chỉ chở quan chức, tướng lãnh, trí thức từ Sàigòn thẳng sang Mỹ, họ còn hỏi là : Ông/bà thích sống ở đâu, chúng tôi sẽ bố trí. Những người đó được cấp quốc tịch và nhà cửa hầu như lập tức, trong khi thường dân chờ dài cổ trong trại tị nạn.

Huy Anh : Nam Cali về căn bản như miền Tây Nam Bộ của Việt Nam.

Kình Văn : Cậu phải nhớ nữa, là người Mỹ rất hiểu “luật Thiên Chúa”, mà thật chứ, chính sách đó đúng cách Moshe vượt Hồng Hải. Thế nên, với đám như Brian Wu, cậu phải làm hắn sướng trước đã. 👿

Huy Anh : Thôi thì dông dài cũng chỉ tóm lại một câu : Tớ cứ kệ hắn, hơi đâu mà tranh cãi với thành phần cùn cho bực mình, cứ để ai nghe thì nghe ai tin thì tin, đặc biệt cứ để hắn ảo tưởng là mình vô địch và kéo theo đám ảo tưởng khác.

Kình Văn : Tâm lý người mà, ai cũng thích làm thầy với một đám đệ tử tin theo. Cũng là tội của cậu thôi, ai biểu ngày trước không nghe lời tớ, dụ cái lũ ô hợp Đại Đạo Trảm Phong vô Wiki mà đàn áp đám ngu kia. He-he ~ 😤

Categories: ☺☺ Thời đàm | Nhãn: | Bình luận về bài viết này

Karl Marx, tuổi thơ vất vả, tuổi trẻ tài ba, mối tình lãng mạn


 – Cách đây đúng hai trăm năm, ngày 5/5/1818, cậu bé Karl Marx được sinh ra trong một gia đình tại thành phố Trier cổ kính có bề dày gần hai ngàn năm lịch sử.

Karl Marx
Karl Marx

Sinh ra trong một gia đình bình dân, gốc Do Thái, thời niên thiếu của Marx trải qua không mấy bằng phẳng nhưng cũng không kém phần thi vị do bối cảnh chính trị phức tạp ở Phổ thời đó. Người cha là Heinrich Marx đã phải cải đạo sang đạo Tin Lành thuộc hệ phái Luther nhằm tránh sự định kiến của xã hội Phổ đối với người Do Thái.

Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn vì bố mẹ đông con, cậu bé Karl Marx cùng với các anh chị em đã phải dành nhiều thời gian giúp đỡ gia đình mưu sinh kiếm sống. Tuy vậy, ngay từ thời niên thiếu, cậu bé Marx đã kế thừa tinh thần hiếu học của người cha. Khi Karl Marx lên 12 tuổi, trở thành học sinh của trường trung học Trier, là một học sinh giỏi, cậu có sở trường ở môn toán học và những môn học có tính chất độc lập sáng tạo.

Tốt nghiệp Trung học Trier năm 1835, Mác vào Đại học Bonn theo học luật. Tại đây, chàng thanh niên đầy nhiệt huyết tham gia nhóm Quán uống rượu Trier, vì thế việc học tập cũng bị ảnh hưởng.

Năm 1837, chàng trai trẻ Karl Marx chuyển sang Đại học Friedrich Wilhelm ở Berlin và ở đây, chủ yếu quan tâm đến triết học, tham gia nhóm Hegel trẻ, những người thần phục triết gia danh tiếng G. W. F. Hegel. Tình cờ, một trong những giáo sư của Marx lại là Nam tước Westphalen, cha của Jenny von Westphalen, vợ của Marx sau này khi đó chưa hề biết mối tình của chàng với con gái ông.

Chính sự cảm tình của vị giáo sư khả kính đã giúp Marx không chỉ vượt qua những năm tháng học tập gian khổ mà quan trọng hơn là vượt qua những định kiến “không môn đăng hộ đối” trong thiên tình sử của Karl Marx. Năm 1839, vùi đầu vào nghiên cứu những vấn đề của lịch sử triết học cổ đại, hai năm sau khi mới 23 tuổi, Karl Marx nhận bằng Tiến sĩ triết học với đề tài Về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrit (Démocrite) và triết học tự nhiên của Êpiquya (Épicure) tại Đại học Jena.

Vừa tỏ lòng ngưỡng mộ, vừa “tranh thủ tình cảm”, Karl Marx đề tặng bố vợ tương lai luận án tiến sĩ của mình. Năm sau, Karl Marx gặp Ph. Ăng ghen, người sau này vừa là bạn thân, vừa có sự giúp đỡ to lớn cả về vật chất và tinh thần để Marx vượt qua bao sóng gió trong sự nghiệp của mình.

Chuyện tình lãng mạn

cau chuyen tinh lang man giua Karl Marx và vợ
Karl Marx và vợ

Khi còn là cậu bé 12 tuổi ở trường trung học Trier, Marx gặp Jenny khi đó đã là một thiếu nữ 16 tuổi xinh đẹp và kiều diễm, sinh ra trong một gia đình quý phái. Cậu bé Marx đã xiêu lòng tiểu thư từ những lần gặp đầu tiên, ví Jenny là “Nữ hoàng của các vũ hội”. Trong một bức thư gửi cho cha, Marx đã phải thốt lên: “Nghệ thuật cũng không sao đẹp bằng Jenny”.

Sự cách nhau về tuổi tác không ngăn trở họ. Jenny cũng có không ít các bạn trai thuộc dòng dõi quý phái mến mộ, nhưng rồi nàng từ chối tất cả để đến với cậu sinh viên nghèo Karl Marx. Khi phải xa Trier để vào Đại học Bonn, mang theo bao nhiêu kỷ niệm đẹp đẽ về người bạn gái thân yêu của mình, Marx viết cho cha: “Khi con rời nhà ra đi, trước mắt con mở ra một thế giới mới, thế giới của tình yêu – một tình yêu say đắm…”.

Năm sau về nghỉ hè, Marx và Jenny đã bí mật hứa hôn với nhau. Tuy vậy, con đường dẫn tới hạnh phúc của họ không suôn sẻ. Thiên kiến của dòng họ Von Westphalen và nhất là của xã hội thượng lưu vây quanh Jenny, không dễ dàng chấp nhận một cô gái quý phái bậc nhất có thể trao cuộc đời cho một chàng sinh viên nghèo, lại mang tư tưởng tự do.

Vượt qua chặng đường nhiều năm trời đấu tranh gian khổ với những thiên kiến tàn nhẫn đó, cuối cùng ngày 19/6/1843, một lễ cưới giản dị khác với tập tục đã được tổ chức, gắn cuộc đời hai con người tuyệt diệu với nhau. Thật là lãng mạn, khi đó, Marx 25 tuổi, còn Jenny 29 tuổi.

Là người có khát vọng tự do, chàng thanh niên Karl Marx tham gia vào nhiều hoạt động chống lại những bất công của xã hội Phổ lúc đó, quyết định dời khỏi nước Đức. Với tình yêu tha thiết, không chút ngại ngùng về cuộc sống có phần phiêu lưu sắp tới, Jenny Mác đã dũng cảm cùng chồng sang Pháp và Bỉ, mở đầu cuộc đời lưu vong đầy sóng gió.

Khi cuộc cách mạng 1848 bùng nổ ở châu Âu, không chỉ Marx bị bắt mà cảnh sát Bỉ đã bỏ tù luôn cả Jenny. Ra tù, trở về Paris, bị chính phủ Pháp can thiệp lần thứ hai, họ phải dời sang London, nước Anh, tha phương cho tới cuối đời luôn trong cảnh đói nghèo.

Cuộc sống khốn khó đã cướp đi ba trong số bảy người con của Marx. “Không có Jenny thì Mác không bao giờ được như thế”, Eleanor Marx Aveling, người con gái út của Marx đã viết về bố mẹ mình như vậy. Tình yêu của Marx và Jenny sau khi kết hôn còn mãnh liệt hơn những năm tháng còn trẻ của họ như một bức thư của Marx gửi cho vợ.

Em yêu quí của anh!

Anh lại được viết thư cho em, bởi vì anh đang cô đơn và bởi vì anh cảm thấy khổ sở khi luôn luôn chỉ được trò chuyện cùng em trong tâm tưởng, còn em lại không biết gì về điều đó, lại không nghe thấy anh và không thể trả lời anh. Em hiện lên trước mắt anh thật là sống động, anh bế em trên tay, hôn em từ đầu đến chân, anh quỳ dưới chân em mà thì thầm: “Anh yêu em !”

Ðương nhiên trong thế gian này có nhiều phụ nữ và có một số người rất đẹp. Nhưng làm sao anh có thể tìm được một gương mặt nữa mà mỗi đường nét, thậm chí cả mỗi nếp nhăn trên đó đều gợi được trong anh những kỷ niệm mãnh liệt và đẹp đẽ nhất của đời anh? Tạm biệt em nhé, em yêu quí của anh, một ngàn lần, một vạn lần hôn em và các con.

Karl của em.


Nguyễn Quang Hưng
 (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội)

Categories: ❀❀ Nhân vật chí | Bình luận về bài viết này

Vỡ vào chuông giáo đường


Những năm đất nước còn chia cắt. Từ rất sớm miền Bắc đã chăm chú lắng nghe những tiếng vọng xa xôi của văn chương ở các đô thị, thành phố phương Nam. Cuốn thông báo khoa học của Đại học tổng hợp Hà Nội, in năm 1961 – 1962, giới thiệu những khuynh hướng văn học miền Nam đã nói đến Tôi không còn cô độc của Thanh Tâm Tuyền. In ở Sài Gòn 1956. Thời gian đã ố vàng trên từng trang sách. Gọi nhớ nhiều kỷ niệm khó quên. Mùa xuân năm 1970 và trước đó. Sinh viên văn khoa đã được nghe hệ thống các chuyên đề của Thầy Hồ Tấn Trai về văn chương miền Nam. Vốn người Thừa Thiên Huế. Trước cách mạng tháng 8-1945, thầy Trai dạy học tư ở Đà Lạt. Thời 1946 – 1947 từng là trưởng ty tuyên truyền của ta ở tỉnh Biên Hòa. Những năm 70, tóc thầy đã bạc sớm, thường trải ngôi ở giữa ngay ngắn. Mùa thu luôn luôn thấy thầy  diện chiếc áo  vest khaki màu trắng ngà. Không hiểu vì sao học trò lại rung cảm với Phục sinh của Thanh Tâm Tuyền. Có lẽ do giọng Huế của thầy nhẹ nhàng mà lại trầm buồn nữa. Thỉnh thoảng còn thêm tiếp đầu ngữ “Cho nên chi… cho nên chi” thật dễ thương. Với hoàn cảnh lịch sử thời “hai phe, bốn mâu thuẫn”, 2 dòng trong – đục trong văn chương mà Thanh Tâm Tuyền ở bên dòng đục, vậy mà sao sau khi gạt đi những từ ngữ vay mượn của chủ nghĩa hiện sinh, lời thơ Phục sinh thật trong sáng qua giọng đọc ngọt ngào xứ Huế; Dường như đã gặp cái ánh nắng trong lành và tiếng chuông yên bình ấy ở đâu đây trên xứ sở của mình mà tôi không nhớ được ra.

Ngoài phố nắng thủy tinh
Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
Thanh Tâm Tuyền
Buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường
Đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi.

Không ai nói cho thầy Trai hay cái kết quả vô thức ấy.

Đã hơn nửa thế kỷ qua. Hiện tượng thi ca Thanh Tâm Tuyền vẫn còn là ẩn số với những ý kiến đối lập nhau từ hồi 1956 đến nay. Ngay như ông Võ Phiến- Một nhà văn nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975 cũng coi nhẹ thơ Thanh Tâm Tuyền, mà hậu duệ của nhà văn  họ Võ mới đây gọi là một thứ hàng nhái cực mốt hồi cuối thập niên 1950. Không phải không có ý kiến còn cho là Thanh Tâm Tuyền làm thơ bằng tiếng Pháp rồi dịch sang tiếng… An Nam; Là đứa con ngoài giá thú của chủ nghĩa hiện sinh. Ngược lại, có người không ngần ngại coi Thanh Tâm Tuyền là thi sỹ tiên phong tiêu biểu cho cách tân thi ca Việt Nam lần thứ 2 sau Phong trào Thơ Mới 1930 – 1945. Còn thi ca ở miền Bắc chỉ là sự lặp lại thơ của phong trào ấy mà thôi. Số phận của thi nhân vẫn nằm giữa hai dòng nước chảy xiết ấy.

Không nghi ngờ gì nữa, cuộc cách mạng thơ ca lớn nhất thế kỷ 20 đã xảy ra hồi 1930 – 1945 mang tên gọi Phong trào Thơ Mới đã đưa thi ca Việt Nam có diện mạo khác, thậm chí so với cả 9 thế kỷ trước đó. Nửa sau thế kỷ 20, bắt đầu từ 1945, đã xuất hiện những hướng đi hứng khởi cho cuộc cách tân. Điều đáng lưu ý là nó không phải xuất phát và bị thúc đẩy bởi các lý thuyết và chủ nghĩa trong sáng tạo thi ca từ nước ngoài mà chính từ hiện thực cuộc sống của dân tộc đã cổ vũ và thổi vào hồn thi sỹ những giai điệu  bắt nhịp cho thi ca. Năm 1948 – năm vô cùng gian lao của cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm cầm cự và phòng ngự trên chiến trường đánh giặc. Vậy mà đó lại là mốc thời gian một loạt các thi sỹ bước lên diễn đàn thi ca với cảm hứng bi hùng và nhịp điệu thơ tự do dài ngắn linh động, dẽ dàng chưa từng thấy trong thơ 1930 – 1945. Tây Tiến của Quang Dũng. Nhớ của Hồng Nguyên. Bên kia Sông Đuống của Hoàng Cầm. Bài ca vỡ đất của Hoàng Trung Thông…. Và trước đó 1946 – 1947 là Nhớ Máu- Tình Sông Núi của Trần Mai Ninh. Đèo cả của Hữu Loan… Đến 1949, Nguyễn Đình Thi táo bạo với những sáng tác về thơ tự do, thơ không vần… Cuộc tranh luận quyết liệt giữa các thi nhân về đổi mới thi ca đã diễn ra dưới những cánh rừng già Việt Bắc. Không phải ở các salon văn học sang trọng trong thành phố sáng đèn. Nó diễn ra trong chiến hào đánh giặc đầy máu lửa và trong hoàn cảnh đội quân vệ quốc đoàn – Vệ túm áo rách dầm sương của cách mạng đang bị địch bao vây. Nói như thế để thấy hồn thơ ấy đẹp biết chừng nào.

Trường hợp của Thanh Tâm Tuyền có khác. Ông mong muốn cách tân thi ca từ lý thuyết hơn là từ thực tiến đời sống. Chủ nghĩa hiện sinh thúc giục ông từ bỏ lối viết cũ để tiến đến một phương thức mới của sáng tạo thi ca. Mặc dù Thanh Tâm Tuyền viết Nỗi buồn trong thơ hôm nay như là một tuyên ngôn thơ cho bản thân mình lại có nội dung cỗi lõi nhất là thi ca cần rời bỏ những tháp ngà nghệ thuật để đi vào đời sống hàng ngày. Nói theo cách nói của ông, thơ là phương tiện để gặp được cái hiện tại tầm thường. Ông kêu gọi những bậc tiền nhân hãy nhường cho mình hiện tại. Mặc dầu vào thời điểm đó chủ nghĩa hiện sinh đang rất thịnh hành ở phương Tây, đặc biệt là ở Pháp. Nhưng Thanh Tâm Tuyền chưa hẳn đã nẩy đom đóm mắt muốn nguyền rủa quá khứ và công đầu của ông cũng không đến nỗi biến nàng thơ thành… Prostitute như một nhà phê bình danh tiếng đã viết. Nặng nề quá. Một người có tâm địa như thế thì làm sao mà viết được thơ, theo ý nghĩa đơn giản nhất của từ đó.

Thanh Tâm Tuyền có ba tập thơ. Tôi không còn cô độc. 1956. Liên – Đêm – Mặt trời tìm thấy. 1964. Thơ ở đâu xa. Xuất bản ở Mỹ năm 1990. Trong số này Tôi không còn cô độc viết năm thi sĩ mới vừa tròn 20 tuổi là đáng kể hơn cả vì nó tập trung những phẩm chất sáng tạo cũng như định vị Thanh Tâm Tuyền như một trong những người đầu tiên đột phá khẩu việc làm mới thơ Miền Nam những năm cuối cùng của 1950 ở hai phương diện. Một là. Nỗi buồn trong thơ hôm nay Thanh Tâm Tuyền nói rõ chủ ý: Thơ hôm nay không dừng lại ở thơ phá thể. Thơ hôm nay là thơ tự do. Độ dài ngắn của câu thơ khác nhau. Không câu nệ về vần. Nhịp điệu thơ thực hiện theo phương thức mới. Thanh Tâm Tuyền quan niệm nhịp điệu của thơ tự do là nhịp điệu của ý thức được kết thành từ nhịp điệu của hình ảnh và nhịp điệu của ý tưởng. Quá trình kết hợp ấy là tự do vươn tới sự thống nhất trong khi phải trải qua sự chia xé mãnh liệt.

Thứ hai là. Cảm xúc và hình tượng thơ phi lý và siêu thực được coi là phương tiện đặc trưng nhất của thi ca. Thanh Tâm Tuyền muốn làm một người hèn mọn kiêu hãnh để gặp được hiện tại tầm thường, trong con mắt nửa tỉnh nửa ngái ngủ để thấy sự vật hiện hình lên những hình thù quái đản. Đó là một kiểu Hàn Mặc Tử không phải trong Mùa xuân chín hay Đây Thôn Vỹ Dạ mà là đi dưới ánh trăng tàn úa không phải trên Thượng thanh khí mà ở dưới trần gian. Những bài thơ hay nhất của Thanh Tâm Tuyền gửi lại cho chúng ta ngày nay cũng thể hiện phẩm chất thi sỹ thành công nhất trên hai phương diện ấy. Ở đây tôi là vị Hoàng đế. Chim. Định nghĩa một bài thơ hay. Hoa. Mắt biếc. Mặt trời. Phiên khúc 20. Phục sinh. Về Quách Thoại. Với hai phương diện ấy, thơ Thanh Tâm Tuyền đã đưa tới một tiếng nói khác biệt cho thi ca. Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế ở Thanh Tâm Tuyền không ít bài thơ, câu thơ khó hiểu hơn cả thơ dịch. Đặc biệt hầu hết những bài thơ văn xuôi dài đều trúc trắc và đôi khi luẩn quẩn. Nhưng nếu chỉ có thế thôi đã không có một Thanh Tâm Tuyền như là một số ít tiêu biểu của thi đàn miền Nam trước 1975.

Không phải ngẫu nhiên trong tập thơ đầu tiên Thanh Tâm Tuyền giành nhiều tâm nguyện cho việc phát biểu quan niệm sáng tác. Không ở đâu như ở đây, Thanh Tâm Tuyền đã bộc lộ những mâu thuẫn giằng xé tưởng như không bao giờ dứt. Định nghĩa một bài thơ hay, Thanh Tâm Tuyền viết.

Hãy đánh rơi vào buổi chiều của trời
Một cuộc đời tròn như hạt cốm
Mùa thứ ba trong năm nhỏ sữa
May mắn như bài thơ gồm những âm trắc đồng tình.

Giá như ông dừng lại ở đây thì đẹp biết bao nhiêu. Vậy mà qua vài dòng ông lại viết.

Một câu thơ hay tự nhiên như lời nói
Một bài thơ hay là cái chết cuối cùng

Câu thứ nhất thật đúng. Câu thứ 2 có cần thiết phải kết cục như thế hay không? – Tôi nghĩ là không. Không nhất thiết như thế. Thi sỹ đã tự mâu thuẫn với bản thân mình không chỉ trong 2 dòng thơ mà suốt cả chiều dài Tôi không còn cô độc. Cũng như không phải một lần Thanh Tâm Tuyền muốn trở về với truyền thống, về với những câu lục bát rưng rưng cuối đường. Tự nhủ mình phải viết những lời thơ thật tự nhiên và nhất quyết một con đường.

Không đa đa siêu thực
Thẳng thắn
Khởi từ ca dao sang tự do.

Bài Mưa ngủ, có lẽ là một trong số ít bài thơ văn xuôi hay của Thanh Tâm  Tuyền. Mưa như nói hộ lòng yêu thương quê hương xứ sở. Khi mưa bên kia sông mưa nửa dòng nước để thi sỹ đưa em về bên ấy chân đê hoa cỏ hoang dại, những chuyến đi xa của đời ta theo mưa về ngủ trên mái rạ, đêm hiền lành như dâng lên từ cửa bể bến sông, giọt mưa đẹp như mắt ngủ, Thanh Tâm Tuyền đã hai lần nói về ước nguyện Hồn nhiên tôi trở thành thi sỹ ca dao. Nhưng thi sỹ đã tự mâu thuẫn với mình và đã không làm như vậy. Cái chất siêu thực và huyễn hoặc ẩn chứa trong nhiều dòng thơ tự do đã níu kéo ông trở lại. Thế giới nội tâm của Thanh Tâm Tuyền như mưa trên hai bờ của một dòng sông để Tâm hồn là cánh đồng chưa khai phá. Thơ ông trên bờ sương khói của siêu thực, ngả mình vào những cảm xúc phi lý suốt 20 năm một đời thơ (1955- 1975). Kỳ lạ thay, đến khi ông nằm trong trại cải tạo, dường như chỉ khi ấy ông mới thực sự chạm đến những đắng cay nhất để hiểu rằng cuộc đời không còn khoảng trống nào để viển vông được nữa. Khi ấy ông mới thực sự bước vào lĩnh vực đời thường mà buổi đầu tiên cầm bút làm thơ ông đã ước mơ. Một thi sỹ ca dao từng nắc nỏm trong thơ thuở trước. Tiếc thay. Bản năng sáng tạo của người thi sỹ khi ấy đã nhạt nhòa đi quá nhiều. Thanh Tâm Tuyền trong Thơ ở đâu xa trang trải với cuộc đời bình dị. Chiều cuối năm lũ trẻ mặt lem luốc co ro đứng xem đoàn tù nhân qua thôn hay cảnh cô sơn nữ áo hồng đi bừa với con trâu trắng mà ngỡ như Nhạn lai hồng lạc cuối thôn… Thơ ở đâu xa mặc dù có rất nhiều mùa xuân, rất nhiều ánh nắng mà sao tôi thấy câu thơ nôm na quá chừng. Những bước đi cuối cùng không còn xuân sắc như một thi nhân. Thế giới nội tâm trong quan niệm sáng tác của Thanh Tâm Tuyền là một khối mâu thuẫn lớn. Khi ông tuyên bố thơ ông không hề có tình yêu – cái báu vật mà ông hằng mơ ước. Vậy mà chữ yêu dường như hiện lên ở tất cả các dòng thơ. Thanh Tâm Tuyền  bảo xin đừng gọi ông là thi sỹ. Vậy mà cả cuộc đời con người ấy lại chỉ sống chết với thơ mà thôi. Ít nhất cũng là ở cái phần tâm linh nhất.

Thi nhân tự nhận mình là Người bộ hành cô đơn chờ đêm để lên đường về quá khứ hay như chim bay vào trận mưa sao. Người bộ hành ấy đi mãi vào bóng đêm mà chưa ra khỏi được thế giới cô độc của bản thân mình. Có người nói: Cái tôi trong Thơ mới 1930-1945 là cái tôi đối diện và đúng hơn là đối đầu với thực tại. Còn ở Thanh Tâm Tuyền không có sự đối đầu ấy nữa mà lơ lửng giữa cái tôi và thực tại. Tôi không thấy sự khác nhau ấy. Bởi vì chính ông ấy đã từng nói người làm thơ hôm nay chỉ là tên ăn mày giữa đám đông mà thôi. Thơ Thanh Tâm Tuyền và Thơ mới 1930-1945 đều cùng phát triển theo một tuyến lấy cái tôi cô đơn như là một nét chủ đạo nhất của cảm xúc và hình tượng thơ. Nỗi cô đơn, cô độc là chủ thể trữ tình luôn choán chỗ cả một đời thơ Thanh Tâm Tuyền. Như một hồn lang thang không gặp được bóng mình. Có lúc bức bối. Ta đập tan hình hài và thức giấc. Bài thơ về Quách Thoại ở cuối tập Liên-Đêm-Mặt trời tìm thấy – 1964 lại cho thấy chẳng có mặt trời nào tìm thấy cả. Vẫn chỉ là lang thang cô độc của thân phận thi nhân.

Tôi bé nhỏ và tôi than thở
Những vì sao rụng bỗng đầy lề nhân gian
Người thi sỹ bay vào miền đất lạ
Không nhớ mảy may biển gió cát muôn trùng
Ở đây tôi còn mở mắt
Dìu linh hồn lang thang

Không có mặt trời tìm thấy, chỉ là những vì sao rơi rụng đầy lề nhân gian. Năm 1956 bài Mặt trời, Thanh Tâm Tuyền cho là Câu chuyện mặt trời hoang đường như đôi mắt tình nhân. Năm 1964, bài thơ văn xuôi Mặt trời tìm thấy còn loang lổ sự hoang đường thủa trước buổi sớm còn ánh trăng, đêm thành phố đã tắt thi nhân không biết nơi hẹn hò là nơi nào. Những chùm lá hiện lên mùa đông trong thành phố không quá khứ.

Những vần thơ mang đậm mầu sắc siêu thực hay nhất của Thanh Tâm Tuyền là nói về cô đơn. Thi sỹ không chuyển cô đơn lên bầu trời mà vục mặt vào cô đơn. Giữa màn sương khói ấy, tình yêu xứ sở có lần hiện lên thật giản dị. Như một chỗ trên xe buýt mà thôi.

Mỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau
Thân mật ngó lên mái tóc rối nền trời khuya
Ngó vào mắt hoang xa dòng sông không bờ
Sau một ngày làm việc em mơ về khói ấm khuôn mặt riêng…

Rời khỏi thế giới cô độc, thơ Thanh Tâm Tuyền chạm vào sự thật trong sáng dịu hiền.

Tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ
Trong sạch như một lần sự thật

Chạm vào ước mơ có thật. Thóc gặt về người phải dư ăn, bột mịn màng thừa bánh đề dành. Một quê hương có sữa hoa huệ ấm và cánh hồng ngọt vị tình yêu.

Thời gian không rời nhau mang đến bao nhiêu mưa
Dạy em yêu phía sau cửa sổ
Xứ sở như là sự đoàn viên tuổi trẻ
Xóa sạch oán thù
Nhường nhau là hết nói
Con về dựng lại cửa nhà
Trẻ con đi học trên đường rộng
Xứ sở như là hy vọng ở ngày mai
Đất nước yên lành tình sông núi
Cả lòng người thơm hương dạ hội
Trọn ngày mai, ngày mai….

Bài thơ Vang vang trời vào xuân viết ở trại Tân Lập Vĩnh Phú những năm 1978 – 1982 thật hào sảng. Tôi như nhìn thấy một Thanh Tâm Tuyền khác.

Vang vang trời vào xuân
Ta bật kêu mừng rỡ.

Tôi không còn cô độc, Thanh Tâm Tuyền đã một lần để thi sỹ giữ vai trò lĩnh xướng hội xuân.

Trong thời buổi hai trận tuyến không thể điều hòa, các thế lực ngoại bang mang chiến tranh xâm lược và chia cắt ập đến từng mái nhà nhỏ bé Việt Nam, việc phải dạt vào phía bên này hoặc phía bên kia bởi gia tốc mạnh mẽ của lịch sử đã chia đẩy số phận của hàng triệu, triệu con người. Đâu phải việc của riêng ai. Nếu không trên tinh thần bao dung và thức tỉnh như thế thì làm sao hàn gắn cho lành những vết đau thương mà lịch sử hiện đại đã để lại. Khi xem xét bất kỳ một tác giả thơ nào, tôi trước hết không để ý đến việc họ theo trường phái mỹ học hay chủ nghĩa nào trong sáng tác văn chương mà trước hết xem xét thơ có hay không đã. Có phù hợp với những giá trị nhân bản của con người hay không? Cùng với Vũ Hoàng Chương và Tô Thúy Yên, Thanh Tâm Tuyền là 3 gương mặt tiêu biểu của thi ca Miền Nam (1955-1975). Với Thanh Tâm Tuyền được ghi nhận như là một thi sỹ thực hiện việc mở cánh cửa để làm mới thơ Miền Nam, sau những năm dài ngự trị của phong trào Thơ mới 30-45. Góp phần đổi mới thơ Việt Nam hiện đại.

Mùa xuân năm 2011. Đất nước đã đoàn viên được gần nửa thế kỷ. Tôi có việc lên Đà Lạt. Đúng vào lúc nắng đẹp nhất trong năm. Cái nắng thủy tinh mà tôi đã gặp từ thời trai trẻ trong thơ Thanh Tâm Tuyền. Tĩnh lặng đâu đây tiếng chuông nhà thờ nhỏ nhẹ. Tôi giành một phần thời gian tìm thầy tôi – Giáo sư Hồ Tấn Trai. Để nói một điều dù đã muộn và dù là điều ấy cũng không có gì tuyệt đối hệ trọng nữa đối với ông. Nhưng không nói ra vẫn canh cánh bên lòng. Đó đâu phải là câu chuyện văn chương. Mà hơn thế nữa – là ân tình của cuộc đời này. Mọi số phận con người cứ bình thản trôi đi rồi có một lúc cũng như buổi chiều kia sao bỗng vỡ vào chuông giáo đường để chỉ còn lại ngân nga yêu thương và nhân ái giữa con người với con người. Nó như vượt qua được cái ranh giới của thực tại để đến được bình nguyên huyền diệu của chân thiện mỹ. Thi ca là tiếng chuông giáo đường của mọi thời đại để thức tỉnh tình yêu và lòng cao thượng của con người. Được biết sau 1975, Thầy Trai chuyển về đại học Văn Khoa ở Huế được mấy niên. Rồi lại chuyển lên Khoa Văn Đại học Đà Lạt. Tiếp tục nghề dạy học mà thầy đã làm ở đấy từ 1943. Nhưng đã muộn mất rồi. Thầy đã mất cách đó 6 năm. Từ 2005. Trước một năm Thanh Tâm Tuyền ra đi không trở lại ở Hoa Kỳ. Năm 2006. Những năm cuối đời ở Đà Lạt, thầy Hồ Tấn Trai có viết một trước tác với tiêu đề: Tôi học phật. In trong tập kỷ yếu của khóa 1959 – 1963 – khoa văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Thầy tôi bảo: Thầy học phật Để trị chứng nóng giận mà trị luôn chủ nghĩa cá nhân. Thiền để từ bỏ tham, sân, si. Thầy ước nguyện chỉ có một điều thật giản dị mà hư vô thăm thẳm: Làm sao tôi có thể sống như không có tôi. Thầy mồ côi cha từ rất sớm. Được tiếp xúc với đạo phật từ khi còn bé ở huyện Hương Thủy – Phủ Thừa Thiên một thời xưa cũ.

Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, mùa xuân 1971- 1972. Thanh Tâm Tuyền lên Đà Lạt. Ông viết bài nghị luận Dấu chân cũng bàn về Thiền và Phật, đăng trên tờ bán nguyệt san Văn xuất bản ở Sài Gòn 1971. Thi sỹ tỏ ý nghi ngờ về thiền bởi ông cho sự tầm thường dằng dặc bao trùm lên hết thảy. Thi sỹ khuyên người khác tiếp tục thiền. Còn ông sẽ thiền chút chút trước ly cà phê buổi sáng trong một quán đông người. Năm 1990 Thanh Tâm Tuyền đi Mỹ. Thế hệ thầy Trai và Thanh Tâm Tuyền cho đến lúc cuối đoạn đường đời, vẫn chưa thể gặp nhau. Trên nhiều phương diện của từ ấy. Cuộc đời của họ đã vỡ vào chuông giáo đường để chi còn lại tiếng ngân nga của ân tình và thức tỉnh.

Con người điềm đạm, trầm ngâm, ít nói, khi nói thì nói chậm rãi, chưa bao giờ hô hoán hay dùng những chữ kích động” giờ đã định cư tại Hoa Kỳ dưới tấm bia đá trắng xám phẳng phiu chỉ đường có ghi rõ tên khai sinh DZƯ VĂN TÂM. To hơn rất nhiều tên bút danh: Thanh Tâm Tuyền.

Mùa xuân ở Đà Lạt bây giờ vẫn còn đó. Cả thầy tôi và Thanh Tâm Tuyền đều không biết, từ năm 2007, người ta đã mang cây hoa Ban từ xứ xở khác về trồng ở nhiều con đường, dãy phố. Cứ mỗi khi mùa xuân về, hoa Ban lại nở trắng muốt dưới bầu trời hiền dịu nắng thủy tinh như chẳng hề hay biết những số phận con người đã có mặt ở đây./.

Khuất Bình Nguyên. 11-2017

Categories: ♥♥ Văn chương chí | Bình luận về bài viết này

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.